Thế nào là nhân viên kinh doanh? Cần có những kỹ năng, kinh nghiệm hay những yêu cầu gì cho vị trí này? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người trước khi ứng tuyển vào vị trí này.
Nhân viên kinh doanh tại Đất Phúc Group
Trong bài viết dưới đây, Đất Phúc Group sẽ giúp bạn làm rõ thế nào là nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết mà nhân viên kinh doanh cần có.
Khái niệm – Thế nào là nhân viên kinh doanh?
Nhân viên kinh doanh (Sales staff) – là người thuộc bộ phận Sale & Marketing của công ty, làm việc dưới sự quản lý của trường phòng kinh doanh. Họ sẽ được đánh giá năng lực qua KPI về doanh số, tỉ lệ chuyển đổi hay tỉ lệ khách hàng hài lòng,…
Nhân viên kinh doanh là người chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn, bán hàng các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh còn có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng sau mua.
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh tư vấn sản phẩm cho khách hàng
Sau khi biết thế nào là một nhân viên kinh doanh, chúng ta cần phải biết công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
Họ sẽ cung cấp những giải pháp tối ưu, phù hợp cho từng một đối tượng khách hàng, với mục đích cuối cùng là đem về doanh thu cùng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Họ sẽ phải có mục tiêu và follow theo mục tiêu đó, chủ động tìm kiếm cũng như tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Vậy với từng bộ phận, nhiệm vụ thì nhân viên kinh doanh làm những gì? Dưới đây là bản mô tả công việc của từng vị trí.
Tìm kiếm, khai thác khách hàng
Ở vị trí này họ cần tìm kiếm các thông tin khách hàng từ các nguồn kênh khác nhau từ đó xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng. Sau đó sẽ chủ động liên hệ với danh sách đã có để giới thiệu dịch vụ cùng các chương trình ưu đãi của công ty.
Họ cũng có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách gửi thông tin dịch vụ qua email, giải đáp thắc mắc khi có mail phản hồi. Sau cùng sẽ là tiến hành thủ tục để ký kết hợp đồng khi khách hàng đồng ý mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chăm sóc khách hàng nhân viên kinh doanh làm gì?
Cuộc trao đổi và tư vấn sản phẩm của nhân viên kinh doanh với khách hàng
Nhân viên kinh doanh sẽ cần chủ động liên hệ với những khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó nắm bắt tình hình cũng như phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng để up sale cho các chương trình khác của công ty.
Với những khách hàng ký hợp đồng có thời hạn, thì họ cần theo dõi thời gian kết thúc hợp đồng để thuyết phục khách hàng gia hạn hoặc tái ký hợp đồng. Họ sẽ đưa tới cho khách hàng những thông tin ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ, hỗ trợ giải đáp các khiếu nại từ khách hàng.
Cuối cùng sẽ là tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng gia hạn với những khách hàng cũ.
Các công việc khác của nhân viên kinh doanh
Sau khi hoàn tất việc chốt hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần theo dõi, giám sát quá trình triển khai, ký kết hợp đồng. Chăm sóc khách hàng và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Trong trường hợp thanh lý hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần theo dõi quá trình cũng như hỗ trợ kế toán đốc thúc công nợ.
Ngoài ra nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh chính là phối hợp với các phòng ban khác trong bộ phận marketing để lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng. Giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm mới để tiếp thị và thu hút các đối tượng mục tiêu.
Và nếu được hỏi thế nào là nhân viên kinh doanh thì đó là làm báo cáo định kỳ, tham gia các buổi họp, đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận, công ty để nâng cao trình độ, kỹ năng. Cuối cùng là thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ quản lý.
Yêu cầu, kinh nghiệm của nhân viên kinh doanh
Kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh
Thế nào là nhân viên kinh doanh? Đó là hiểu rõ công việc mình làm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được tính chất, đặc thù của công việc từ đó bắt kịp nhanh chóng, biết được mình có phù hợp hay không và quan trọng là đó là sự tôn trọng trong công việc. Ngoài ra việc hiểu rõ công việc mình làm sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề cho hợp lý và hiệu quả.
Sau khi đã hiểu rõ công việc mình làm, bạn cần cho mình một mục tiêu cho bản thân, cho công việc của mình. Hãy đặt mục tiêu về doanh thu sẽ đạt được theo từng tháng, từng quý, từng năm. Theo kinh nghiệm nhân viên kinh doanh thì bạn nên dựa vào khả năng của bản thân để đặt mục tiêu một cách hợp lý, tránh đặt mục tiêu quá cao dễ khiến tinh thần bạn đi xuống khi không đạt được. Sau khi có mục tiêu, hãy tìm cách để đạt được nó, đi kèm đó là những bản lĩnh, sự kiên cường để vượt qua những khó khăn trong công việc. Hãy cho mình sự thích nghi với công việc, với những khó khăn.
Áp lực công việc là điều mà bạn sẽ gặp và gặp thường xuyên trong quá trình phát triển của mình. Áp lực từ doanh số, từ cấp trên, từ đối thủ, từ khách hàng,… Hãy hiểu rõ những áp lực mình đang gặp phải và bình tĩnh khi giải quyết chúng. Bạn cũng nên có cách để giải tỏa những căng thẳng, áp lực đó thay vì ngồi một chỗ rồi bỏ cuộc. Tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng giải quyết vấn đề của mình.
Yêu cầu của nhân viên kinh doanh
Đối với vị trí này thì sẽ có những yêu cầu liên quan đến kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh. Cụ thể là:
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán và ra quyết định
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Tiếng Anh thành thạo (nếu đối tượng là khách hàng nước ngoài)
- Ngoại hình ưa nhìn
- Thành thạo tin học văn phòng
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc.
- Ưu tiên có kinh nghiệm, kỹ năng làm nhân viên kinh doanh, bán hàng.
Đó là một số yêu cầu về kỹ năng nhân viên kinh doanh
5 bước tạo nên quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
5 bước tạo quy trình làm việc của nhân viên kinh doanh
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Đầu tiên bạn cần quan sát, phân tích thị trường cùng xu hướng, các trend đang phố biến để từ đó đề xuất những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng cần cập nhật giá cả thường xuyên.
Bước 2: Xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm tăng dựa theo insight của họ cùng những nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm. Ngoài ra cũng có thể chia khách hàng thành từng nhóm theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi ở,…
Bước 3: Phân loại thông tin khách hàng
Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng mục tiêu bạn cần phân loại họ ra làm 2 dạng phổ biến:
- Khách hàng tiềm năng: là những có nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang bán
- Khách hàng không tiềm năng: Là những người hiếm hoặc không bao giờ có nhu cầu tiêu dùng. Khả năng chi trả của họ không ổn định.
Bước 4: Báo giá cho khách hàng
Khi báo giá cho khách hàng bạn cần chú ý những nội dung: giá vận chuyển, phụ phí tàu xe, thời gian vận chuyển hàng hóa, những lưu ý khi nhận hàng và thanh toán
Bước 5: Ký hợp đồng và chăm sóc khách hàng
Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, hoặc gửi khách hàng phương thức thanh toán kèm theo ưu đãi mà họ sẽ nhận được khi mua, sử dụng sản phẩm. Chăm sóc và xử lý những khiếu nại trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng
Trên đây chúng tôi đã trả lời cho bạn thế nào là nhân viên kinh doanh. Đây là một nghề thích hợp cho những ai thích sự thử thách, cầu tiến và có sự kiên trì với mục tiêu của mình. Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về nghề nhân viên kinh doanh, cùng những kinh nghiệm, yêu cầu và kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc.
Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành một Sale Master đỉnh cao tại Đất Phúc Group. Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về nhân viên kinh doanh nói chung và một nhân viên kinh doanh bất động sản nói riêng. Bạn sẽ trở thành chiến binh, một nhân viên kinh doanh tài năng khi làm việc tại công ty chúng tôi
Đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành một Sale Master đỉnh cao tại Đất Phúc Group
Mọi chi tiết liên hệ : Hotline 0903.185.879
Thật tuyệt, cảm ơn ad đã chia sẽ những điều tuyệt vời này