Trong 2 phần trước, Đất Phúc Group đã giới thiệu đến các bạn định nghĩa telesales, kỹ năng và các bước cần chuẩn bị để telesales hiệu quả nhất. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục mang đến cho các bạn những kiến thức liên quan đến tâm lý khi telesales và kịch bản telesales.
Tâm lý thì các bạn phải rèn luyện, nhưng kịch bản thì đọc đủ 3 phần của chuyên mục “Tổng hợp mọi thứ về Telesales” thành công chinh phục khách hàng qua điện thoại nhé!
Tâm lý cảnh giác và sự sợ hãi của khách hàng
Thông thường 1 khách hàng nhấc máy nghe điện thoại của nhân viên Telesales, họ sẽ có phản ứng “tự vệ” vì tâm lý họ lúc này sẽ liên quan đến cơ chế sợ hãi và ham muốn của con người.
Khi khách hàng tự nhận thức hoặc định hướng những nguy cơ “mất an toàn” cho bản thân thì nhân viên telesales không nên liệt kê những nguy cơ mất mát mà nhấn mạnh hơn những yếu tố bảo vệ.
Ví dụ như: ” Khi đầu tư vào dự án này anh có thể bảo toàn nguồn vốn của mình 100%, không lo trượt giá đồng tiền như gửi ngân hàng, cũng không lo thua lỗ như chứng khoán. Không những vậy, lợi nhuận thu về cam kết tối thiểu 10%/năm, anh chị có thể dùng để làm chi phí sinh hoạt hoặc xoay vòng vốn đầu tư tùy từng mục đích…”
Nhưng cũng đừng vì thế mà nói dối hay phóng đại tác dụng của sản phẩm. Nếu bạn đã nói ra thì bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết đó.
Cách chọn Data
Có thể nói một trong những tài nguyên vô giá nhất của Sales đó chính là danh sách khách hàng (Data) chất lượng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Khi làm 1 nhân viên Telesales, bạn sẽ có rất nhiều Data, và việc của bạn là phải chọn trong số đó những Data chất lượng, biết cách phân loại để gọi đúng đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới.
Ví dụ trong ngành BĐS:
“Nếu sản phẩm của bạn tập trung ưu điểm là “LÃI VỐN”, ví dụ như đất nền, thì chúng ta hãy tập trung vào những data khách hàng đang có thói quen đầu tư lãi vốn. Ví dụ như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, coin, và đất nền khác. Và đặc biệt thêm nữa, những sản phẩm lãi vốn sẽ tập trung ở giới trung tuổi nhiều hơn. Những khách hàng trẻ tuổi và trung tuổi thì họ thích nhân vốn hơn.
Và nếu như sản phẩm của chúng ta là sản phẩm tập trung vào “LÃI DÒNG” thì chúng ta nên tập trung vào những data khách hàng có nhu cầu và thói quen đầu tư vào dòng tiền. Ví dụ như gửi tiết kiệm ngân hàng dài hạn, khách hàng đã mua BĐS nghỉ dưỡng, khách hàng sở hữu nhà cho thuê.” – Theo anh Đại Hưng, HLV Sales Triệu USD của Đất Phúc Group
Một số lưu ý khi telesales
Có 1 triết lý khi telesale đó là: “Kết nối càng nhiều người càng tốt. Thời gian đàm thoại càng lâu càng hiệu quả.” Tuy nhiên kéo dài 1 cuộc hội thoại ban đầu là 10s, rồi đến 5 phút và kết thúc ở phút thứ 30 là cả 1 nghệ thuật thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Người trong ngành tiếp thị cũng như bán hàng, người nào am hiểu tâm lý khách hàng hơn thì người đó thắng. Nhưng bạn đừng nghĩ rằng hiểu tâm lý khách hàng là để đánh lừa họ. Việc hiểu tâm lý khách hàng sẽ giúp bạn có phương pháp lựa chọn đặc điểm phù hợp nhất của sản phẩm để gây chú ý và tăng nhu cầu mua của họ.
Bán hàng qua điện thoại chỉ cho phép bạn lắng nghe giọng điệu và lời nói của khách hàng để xác định họ là người như thế nào. Nhận biết khách hàng qua điện thoại sẽ khó hơn nhiều so với gặp mặt. Nhưng nếu bạn nắm vững những điều Đất Phúc Group Sao đã chia sẻ phía trên thì có thể nhanh chóng nắm bắt tâm lý khách hàng, có 1 cuộc telesale hiệu quả.