Ở Phần 1 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những điều cơ bản về Telesales. Ở phần 2 này, Đất Phúc Group sẽ cùng bạn đi sâu vào CÁCH làm thế nào để TELESALES HIỆU QUẢ NHẤT nhé!
Cách xử lý từ chối khi Telesales
Khách hàng từ chối là điều khá quen thuộc với Telesales. Bất kỳ sales nào cũng phải trải qua điều này. Đừng vội nản, Đất Phúc Group sẽ cung cấp cho bạn những nguyên tắc để có thể “đánh bay” sự từ chối của khách hàng.
- Nguyên tắc 1: Không bao giờ được phủ nhận quan điểm của khách hàng dù họ có đánh giá sai về sản phẩm, dịch vụ đi chăng nữa.
- Nguyên tắc 2: Nếu khách hàng nhất quyết không muốn tiếp tục cuộc gọi, hãy lập tức trả lời rằng: “Xin cảm ơn anh/chị” hoặc bày tỏ sự cảm thông của bạn với cảm xúc của khách hàng.
- Nguyên tắc 3: Đặt câu hỏi mở, khéo léo tìm hiểu lý do thực sự khiến khách hàng từ chối là do sản phẩm, sales hay khách hàng đang có vấn đề chưa được gỡ bỏ.
Kết thúc cuộc gọi: Để người nghe có ấn tượng tốt với bạn thì đừng quên nói lời cảm ơn và tạm biệt. Hãy đợi khách hàng cúp máy rồi bạn mới cúp. Điều này thể hiện sự tôn trọng với khách hàng cũng như phòng trường hợp họ tự dưng có thắc mắc, câu hỏi về sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn.
Đừng cung cấp tất cả thông tin
Quy tắc của bộ não là tập trung trí nhớ tốt trong 10 phút và không chú ý đến những điều quá nhàm chán. Cung cấp tất cả những thông tin và dịch vụ thể hiện bạn là người tận tâm, nhiệt tình nhưng đôi khi bạn cần xác định giữ lại những điều quan trọng.
Đây cũng là lý do tại sao bạn phải tạo sự hấp dẫn ngay từ những nhận định đầu tiên và hứa hẹn “trình diễn” những nhận định ấy tại cuộc gặp mặt trực tiếp. Có thể bạn chưa bán được sản phẩm nhưng bạn sẽ chốt được lịch hẹn. Khách hàng của bạn có thể đã có những định kiến, trải nghiệm không đẹp với telesales, vì thế bạn cần phải tư vấn 1 cách độc đáo và sáng tạo nhất.
Và hãy nhớ, giữ lại 1 số thông tin quan trọng thực sự là 1 cách tinh tế trong tư vấn bán hàng!
Khơi gợi mong muốn của khách hàng
Đa số con người đều không biết mình muốn gì cho đến khi xuất hiện hoàn cảnh nảy sinh nhu cầu.
Chúng ta vẫn hay nói với nhau về việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng để mặc định rằng, họ đang rất cần sản phẩm dịch vụ ấy. Chúng ta tự đặt mình vào những cuộc điện thoại may rủi rồi thất bại thì lại đổ lỗi cho việc giao tiếp không hiệu quả.
Đối với kịch bản gọi điện thoại cho khách hàng, trước hết bạn cần nghĩ làm thế nào để dẫn dắt và khơi gợi nhu cầu của họ.
Tại sao cách đây 7 năm không ai quá hào hứng cầm trên tay 1 chiếc điện thoại thông minh iPhone mà giờ đây ai cũng khao khát sở hữu những sản phẩm của “quả táo cắn dở”? Bạn hãy bắt đầu với những ý nghĩ rằng hầu như tất cả những khách hàng của bạn gọi đều chưa hề nghĩ đến việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Nhiệm vụ của telesales lúc đó là khiến cho khách hàng khao khát cầm, nắm và sở hữu chúng.
Bán mình trước, bán sản phẩm sau
Nghe điều này có vẻ hơi phi lý nhưng bạn bán hàng qua điện thoại tức là bạn không có lợi thế gì về ấn tượng ngoại hình, lợi thế không gian và bị hạn chế về thời gian là điều chắc chắn. Hãy chân thành và lắng nghe, thấu hiểu dù nội dung còn lại của cuộc nói chuyện không hề liên quan đến sản phẩm bạn định bán.
Nếu chỉ chăm chăm đến việc làm sao khai thác hết thông tin, chinh phục khách hàng mua sản phẩm thì họ sẽ cảm thấy cuộc gọi quá mang tính thương mại. Một khi khách hàng cảm thấy thú vị và muốn chia sẻ mối quan tâm, họ sẽ không còn định kiến hay đề phòng mục đích thật sự của bạn. Đó là khi bạn đã chinh phục được khách hàng. Và thật tuyệt vời khi sau đó họ chấp nhận cuộc hẹn của bạn!
Và, hãy cùng đón chờ phần 3 để biết được cách nắm bắt tâm lý khách hàng, cách chọn data “chất” và những lưu ý khi telesales để có 1 cuộc điện thoại hiệu quả nhất với khách hàng nhé!